Các thuật ngữ thường gặp ido bitdao dao oracle tvl index-Defi p4

Các thuật ngữ thường gặp ido, bitdao, dao, oracle, tvl, index.

TVL là gì?

Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các giao thức DeFi thể hiện số lượng tài sản được giữ trong smart contract của giao thức đó.

Số tài sản trong giao thức càng nhiều, càng thể hiện mức độ tin tưởng của người dùng đối với dự án.

Dù không phải là thước đo hoàn hảo, TVL vẫn là chỉ số quan trọng nhất thể hiện mức độ tăng trưởng của giao thức DeFi, thể hiện dòng tiền của người dùng và dự án đang ở đâu.

TVL DeFi áp sát mức đỉnh mới

Theo dữ liệu mới nhất từ Messari, tổng TVL trong các giao thức DeFi hiện tại đã đạt đến 148 tỷ USD. Con số này không ngừng tăng trưởng, và ATH mới sẽ nhanh chóng được lập ra.

tvl-defi-ath-1
Tổng TVL trong các giao thức DeFi hiện nay. Nguồn: Messari

Trong các hệ sinh thái DeFi được tính đến, Ethereum, BSC, Polygon, Terra và Solana là những hệ sinh thái có TVL chiếm tỷ trọng cao nhất.

Oracle là gì?

Oracle (dịch theo tiếng Việt có nghĩa là “tiên tri”) được hiểu là một phần mềm hoặc phần cứng có nhiệm vụ nhận và xác thức các dữ liệu từ bên ngoài vào blockchain và smart-contract, thông qua các phương thức như API hay dữ liệu thị trường.

Nếu định nghĩa trên hơi khó hiểu, bạn chỉ cần nhớ đơn giản như sau: Oracle là trung gian giúp kết nối dữ liệu ngoài chuỗi (off-chain) với các blockchain (on-chain).

Ví dụ:

Các loại dữ liệu muốn được truyền tải, nhận và sử dụng trên các máy tính đều phải được mã hóa dưới dạng nhị phân. Dữ liệu có thể là một văn bản, một file âm thanh, một video…, tuy nhiên tựu chung lại để máy tính tiếp nhận và xử lý thì phải có một hệ thống mã hóa các dữ liệu này dưới dạng nhị phân.

Tương tự như vậy, bản thân blockchain và smart contract không tự động tiếp nhận, xử lý hay xác thức các loại dữ liệu từ bên ngoài được (dữ liệu về biến động giá, khối lượng giao dịch…) mà phải thông qua các Oracle.

Hiện tại, thông tin trên blockchain được chia làm 3 dạng chính:

  • Real World Data: Các thông tin trong thế giới thực.
  • Crypto Market Data: Các thông tin trên CoinMarketCap, CoinGecko như biến động giá, khối lượng giao dịch, thay đổi về Market Cap…
  • Enterprise Services: Các thông tin để phục vụ cho việc vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp.

Các thông tin trên sẽ được các Oracle đưa vào smart-contracts và blockchain để khai thác sử dụng. Oracle với chức năng quan trọng của nó đã góp phần giúp cho blockchain và smart-contracts được tăng tính ứng dụng thực tế.

Phân loại Oracle

Có khá nhiều cách phân loại Oracle.

– Theo nguồn cấp dữ liệu, Oracle được chia thành On-chain Oracle và Off-chain Oracle. Sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại này là nguồn của dữ liệu. Ví dụ: giá BTC/USD từ nguồn của Uniswap thì là On-chain Oracle, giá BTC/USD từ CoinGecko là dữ Off-chain Oracle.

– Theo mục đích dự án, Oracle được chia thành Oracle Service Provides (các bên cung cấp dịch vụ Oracle như Chainlink, Band…) và Internal Oracle (là các giải pháp phục vụ cho dự án của chính họ, ví dụ như UMA có oracle riêng để phục vụ cho dự án của mình).

– Theo tính phi tập trung, Oracle có Centralized Oracle (ví dụ như Oracle của Compound) và Decentralized Oracle (ví dụ như của MakerDAO).

Trong phần này, mình cũng sẽ làm rõ hơn một số ưu/nhược điểm của việc sử dụng On-chain và Off-chain Oracle:

On-chain Oracle Off-chain Oracle
Ưu điểm                                        – Đảm bảo tính tức thời, liên tục của dữ liệu – Dữ liệu ít bị thao túng
– Dữ liệu được đưa vào on-chain thông qua những người được cấp quyền
Nhược điểm – Dễ bị thao túng
– Bất kỳ ai cũng có thể đưa dữ liệu lên on-chain
– Bị delay về mặt dữ liệu

Những đặc điểm của một Oracle lý tưởng

Một giải pháp Oracle lý tưởng để sử dụng cần có các đặc điểm sau:

  • Độ chính xác cao.:Các giá trị mà giải pháp đó cung cấp cần phản ánh được giá trị thực tế.
  • Có khả năng chống lại sự gian lận và thao túng.
  • Liên tục và kịp thời: Dữ liệu cần được đảm bảo luôn được cung cấp kịp thời cho sự vận hành của hệ thống.
  • Phi tập trung: Các dữ liệu mà Oracle cung cấp sẽ được xác thực một cách phi tập trung.

Vai trò và tầm quan trọng của Oracle

Đối với blockchain nói chung

Để minh họa về vai trò của oracle, mình sẽ lấy một ví dụ gắn với sự kiện mùa Euro: kết quả trận đấu giữa Tây Ban Nha và Croatia.

Giả sử có một smart contract tạo ra nhằm đặt cược kết quả trận đấu giữa Tây Ban Nha và Croatia. Khi kết quả trận đấu ở bên ngoài được xác nhận, oracle sẽ xử lý, xác nhận và truyền thông tin này cho smart contract để xử lý và chuyển tiền cược cho bên thắng cuộc. Nếu không có oracle, các dữ liệu có thể bị can thiệp, gây nhiễu, thậm chí thay đổi từ đó dẫn đến đảo lộn kết quả cược.

Vậy ở đây  có thể thấy, các vấn đề mà Oracle giải quyết được bao gồm:

  • Oracle đưa thông tin vào blockchain, từ đó giải quyết tính khả dụng của thông tin.
  • Giải quyết vấn đề thao túng dữ liệu. Các node Oracle giúp đối chiếu, xác minh và truyền dữ liệu thị trường đã xác thực tới smart contract, từ đó đưa ra kết quả cuối cùng một cách chính xác nhất và chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng tưởng được.
  • Bảo vệ tính minh bạch của thông tin.

Vậy nhu cầu của Oracle trong DeFi như thế nào? Đây là một phần quan trọng để mọi người có thể tin tưởng và tìm ra tiềm năng phát triển của Oracle trong tương lai. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở các phần tiếp theo.

Đối với DeFi

Là nền tảng tài chính phi tập trung, do đó sự vận hành của DeFi đòi hỏi dữ liệu kịp thời, liên tục và chính xác. Có thể nói, Oracle là nhân tố thúc đẩy sự phát triển và ổn định của DeFi. Trong DeFi, các giải pháp Oracle chủ yếu cung cấp 2 loại dữ liệu là Data Feed và Data Price.

– Data Feed

Là ứng dụng giúp cung cấp thông tin dành cho các dịch vụ, ứng dụng bên thứ 3.

Dự án cung cấp thông tin cho các bên thứ 3. Các thông tin bao gồm:

  • Thông tin về thời tiết.
  • Thông tin giá cho Coingecko.
  • Bitcoin Block Hash.

– Data Price

Cung cấp về giá dành cho các dự án DeFi khác. Các dự án DeFi sử dụng giá để áp dụng vào hệ thống của mình, từ đó có thể đưa ra kết quả hay thực hiện các lệnh như lending, borrowing hoặc liquid.

IDO là gì?

IDO là từ viết tắt của Initial DEX Offering – Phát hành coin lần đầu trên sàn DEX.

DEX ở đây là viết tắt của Decentralized Exchange – Sàn giao dịch phi tập trung.

 

IDO khác ICO, IEO như thế nào?

Về bản chất, các hình thức ICO, IEO hay IDO đều giống nhau, với chung mục đích là phát hành đồng token của dự án đến với công chúng lần đầu tiên. Tuy nhiên, cả 3 hình thức này có một số điểm khác biệt chính.

 ICO (Initial Coin Offering): Đây là hình thức phát hành coin đời đầu của thị trường tiền mã hóa. ICO khác biệt với IPO trên thị trường truyền thống ở chỗ: dự án có thể huy động vốn từ cộng đồng dù chưa phát triển hoàn thiện sản phẩm, đôi khi chỉ là ý tưởng trình bày trong whitepaper.

– IEO (Initial Exchange Offering): Giống như tên gọi của nó, hình thức này được thực hiện trên nền tảng của một sàn giao dịch. Trái ngược với ICO, IEO được quản lý cũng như đại diện uy tín bởi một sàn giao dịch tiền điện tử cho một startup tìm cách gây quỹ bằng các token được phát hành.

– IDO: Như đã trình bày ở trên, IDO cũng là phát hành coin trên sàn giao dịch, nhưng sàn ở đây là các sàn DEX.

Mục đích của IDO là gì?

Về phía nhà đầu tư

Người dùng có thể mua và nắm giữ token của dự án tiềm năng thông qua IDO. Nếu may mắn, token có thể xxx tăng giá nhiều lần sau lần đầu mở bán, mang lại lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư.

Về phía dự án

  • Huy động được nguồn vốn từ cộng đồng để phát triển dự án của mình.
  • Nếu chọn sàn DEX phổ biến, dự án sẽ được quảng bá rầm rộ trong cộng đồng người dùng của sàn.
  • Xây dựng được mối quan hệ trong hệ sinh thái của sàn DEX đó, có thể hợp tác cùng những dự án IDO tương tự.

Về phía sàn DEX

  • Thu hút được lượng traffic truy cập và tăng khối lượng giao dịch cho sàn.
  • Xây dựng được hệ sinh thái và mối quan hệ với các dự án tiềm năng.
  • Tăng danh tiếng và mức độ phổ biến cho sàn.

Tham gia IDO như thế nào?

Tùy theo dự án sẽ IDO trên sàn DEX nào. Một số dự án sẽ yêu cầu người dùng whitelist trước khi mở bán. Nhìn chung, dự án sẽ thông báo và hướng dẫn cách thức mua IDO cho người dùng.

Các nền tảng IDO phổ biến hiện nay

Polkastarter

Polkastarter chắc chắn là nền tảng IDO hot nhất hiện nay. Các dự án mở bán trên Polkastarter đều giúp nhà đầu tư thu lời cực lớn, x nhiều lần tài khoản.

coin68-ido-la-gi-1
Lợi nhuận cao nhất mà nhà đầu tư có được nếu mua IDO trên Polkastarter và “bán đúng đỉnh”. Nguồn: Twitter Kyros Ventures

Tuy nhiên, về sau này lượng người muốn mua IDO quá đông, yêu cầu để mua được IDO trên Polkastarter càng khó khăn.

Bounce Certified

Các dự án IDO trên Bounce Certified dù còn ít nhưng cũng mang lại lợi nhuận khá cao cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như Umbrella Network.

coin68-ido-la-gi-2
Tổng quan về Bounce Certified. Nguồn: Twitter Kyros Ventures
coin68-ido-la-gi-3
Lợi nhuận của dự án IDO trên Bounce Certified. Nguồn: Twitter Kyros Ventures

FalconSwap

FalconSwap cũng là nền tảng IDO thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây.

Gourmet Galaxy (GUM) là dự án kết hợp giữa kết hợp NFTs (Non-fungible token), Yield Farming và Gamification. Mới đây, IDO GUM trên FalconSwap đã nhận được sự chú ý từ cộng đồng nhà đầu tư.

Các bạn quan tâm có thể xem thêm: Hướng dẫn mua IDO trên FalconSwap và Falconswap (FSW) là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về giao thức Falconswap và đồng tiền mã hóa FSW.

DAO là gì?

DAO là từ tiếng Anh viết tắt của Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức Tự trị Phi tập trung.

Nói một cách đơn giản, DAO là một cộng đồng chia sẻ chung giá trị.

Các đặc điểm của DAO gồm:

  • Thành viên có quyền biểu quyết các quyết định quản trị
  • Làm phẳng hệ thống phân cấp và tạo dòng công việc linh hoạt
  • Phân bổ nguồn lực để đạt được nhiệm vụ cốt lõi

Dù lớn hay nhỏ, DAO luôn tìm cách giải quyết nhiệm vụ cốt lõi đã đặt ra lúc ban đầu và phát triển nhóm thành một cộng đồng hướng tới thành công.

Phân loại DAO

Có nhiều cách phân loại DAO khác nhau. Tuy nhiên, nếu phân chia theo chức năng hoạt động – vốn là cách phân loại phổ biến nhất – thì DAO bao gồm các dạng sau:

1. Hệ điều hành DAO (DAO Operating System)

Đây là dạng thức đầu tiên của DAO. Hệ điều hành DAO cung cấp bản mẫu, khuôn khổ và công cụ để người dùng có thể tổng hợp tài nguyên và bắt đầu khởi chạy DAO của mình.

Thông thường, Hệ điều hành DAO cung cấp hợp đồng thông minh, giao diện kỹ thuật để giúp người dùng khởi tạo DAO.

Hệ điều hành DAO giúp mọi người dễ dàng bắt đầu một DAO riêng của mình dù với kỹ năng kỹ thuật hạn chế.

Ví dụ: DaoStack, DaoHaus, Orca.

2. DAO Tài trợ (Grants DAO)

Sau khi đã có Hệ điều hành DAO làm bộ công cụ phát triển DAO, thì use-case hay ứng dụng thực tế đầu tiên của DAO là DAO với mục đích tài trợ, đúng như tên gọi là DAO Tài trợ.

Cộng đồng quyên góp quỹ vốn và sử dụng DAO để bỏ phiếu (vote) xem sẽ dùng quỹ vốn đó phân bổ cho những người đóng góp như thế nào.

Điểm đáng chú ý là quản trị DAO này được tiến hành thông qua các cổ phiếu không thể chuyển nhượng, nghĩa là DAO không có động lực lợi nhuận tài chính, mà chỉ vì mục tiêu chung của cộng đồng DAO.

Thông qua DAO Tài trợ, việc phân bổ nguồn vốn ở các cộng đồng phù hợp sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với quy trình phân bổ vốn ở các tổ chức truyền thống.

Ví dụ:

Một trong những DAO Tài trợ nổi bật nhất hiện nay là Uniswap Grants – Chương trình tài trợ Uniswap. Ngoài ra còn có AAVE Grants, Compound Grants,…

Hoặc có thể nói, hầu hết các chương trình Grants trong DeFi hiện nay đều là DAO Tài trợ.

3. DAO Giao thức (Protocol DAO)

Như đã nói ở trên, DAO Tài trợ sử dụng các cổ phiếu không thể chuyển nhượng để quản trị. Thì đến ứng dụng thứ hai là DAO Giao thức, DAO đã có thể phát hành token ERC20 để giao dịch.

Token do DAO phát hành được sử dụng để quản lý giao thức, nghĩa là token holder có quyền đề xuất, bỏ phiếu và thực hiện các thay đổi đối với cơ chế của DAO.

Thường thấy nhất, cộng đồng DAO giao thức sẽ bỏ phiếu về cách phân phối token, liquidity mining, yield farming hay fair launch,…

DAO Giao thức giúp dự án phát hành token do cộng đồng và vì cộng đồng.

Ví dụ:

  • MakerDAO (MKR)
  • Compound (COMP)
  • Aave (AAVE)
  • yearn.finance (YFI)
  • SushiSwap (SUSHI)
  • Gitcoin (GTC)
  • Ethereum Name Service (ENS)

4. DAO Đầu tư (Investment DAO)

Khi DAO Giao thức với token có thể giao dịch ra mắt, cộng đồng dễ đi đến ý tưởng là thành lập một dạng thức DAO để ra quyết định đầu tư vào các token đó. Đó chính là DAO Đầu tư.

DAO Đầu tư khác DAO Tài trợ ở chỗ có nhiều rào cản pháp lý hơn, nhưng nhìn chung cũng là dạng thức DAO dùng để ra quyết định phân bổ nguồn vốn.

DAO Đầu tư giúp các thành viên góp vốn và đầu tư vào các dự án ở giai đoạn đầu.

Ví dụ:

Ví dụ nổi bật nhất về DAO Đầu tư hiện nay chính là BitDAO (BIT) với nghi vấn xoay quanh đợt mở bán 381 triệu USD trên MISO.

Các hoạt động chính của BitDAO bao gồm:

  • Tài trợ cho dự án (giống như DAO Tài trợ);
  • Phát triển giao thức (thông qua các thỏa thuận hợp tác, xây dựng sản phẩm mới);
  • Đầu tư theo hình thức token swap: người nắm giữ token BIT sẽ có quyền bỏ phiếu để chọn dự án mà BitDAO sẽ đầu tư. Sau đó BitDAO sẽ hoán đổi ETH và USDC mà quỹ đang quản lý để lấy token của dự án trên các sàn DEX
Cơ chế hoạt động của BitDAO

Ngoài ra còn có các DAO Đầu tư nổi bật khác như:

  • Duck DAO (DDIM) – DAO gọi vốn cộng đồng nổi tiếng, với launchpad là DuckSTARTER
  • Flamingo DAO – DAO của dự án Flamingo Finance (FLM)

5. DAO Dịch vụ (Service DAO)

Có quỹ vốn để phát triển dự án rồi thì cần gì nữa? Dĩ nhiên là nhân sự rồi!

Đến đây, DAO Dịch vụ ra đời.

Dễ hình dung nhất, DAO Dịch vụ chính là các nền tảng freelancing – nơi thu hút nhân sự các ngành làm việc cho dự án. Dĩ nhiên, khác với những nền tảng freelancing hiện tại như UpWork, Fivver hay Freelancer, các hoạt động của DAO Dịch vụ được quản trị bởi các dòng code, hợp đồng thông minh.

Nhân sự làm việc trên DAO Dịch vụ sẽ nhận lương dưới dạng token ERC20 chứ không phải chuyển khoản hay thanh toán qua Visa, Paypal như cách truyền thống.

DAO Dịch vụ là tương lai của nền tảng việc làm và phân phối công việc trong thế giới tiền mã hóa.

Ví dụ: DeepDAO, PartyDAO, DXdao, MetaFactory, Yield Guild Games (YGG),…

6. DAO Xã hội (Social DAO)

Nếu phiên bản Web3 của Upwork, Fivver là DAO Dịch vụ, thì phiên bản Web3 của Facebook, Telegram chính là DAO Xã hội.

DAO Xã hội tập trung vào nguồn lực xã hội thay vì nguồn lực tài chính như DAO Đầu tư.

Khi mạng xã hội biến chúng ta thành công ty truyền thông, thì DAO Xã hội biến mọi cuộc trò chuyện nhóm thành công việc kinh doanh kỹ thuật số.

Ví dụ: FWB, Seed Club, Radicle, Bored Ape Yacht Club (BAYC), ConstitutionDAO (PEOPLE), LinksDAO,…

7. DAO Sưu tập (Collector DAO)

DAO Sưu tập là tổ chức của những người ưa thích sưu tầm NFT. DAO Sưu tập là chất kết dính giúp nghệ sĩ sáng tạo, nền tảng hay bộ sưu tầm trở thành NFT có giá trị lâu dài.

DAO Sưu tập ươm mầm cho những dự án NFT có giá trị lâu dài.

Ví dụ: MeebitsDAO, JennyDAO,…

8. DAO Truyền thông (Media DAO)

DAO Truyền thông chính là phiên bản Web3 của các trang tin tức, nền tảng nội dung truyền thống.

DAO Truyền thông truyền bá nhận thức và tin tức đến với cộng đồng.

Ví dụ: Một trong những DAO Truyền thông nổi bật nhất hiện nay chính là BanklessDAO và REKT.

Quy luật phát triển chung của DAO

Như hình dưới đây, có thể thấy DAO phát triển theo một đường quang phổ.

dao-101-2
Sự tiến hóa của DAO

Dạng thức DAO “nhẹ” nhất – đơn giản nhất – chính là các DAO tập trung vào nguồn lực xã hội và quản trị off-chain.

Dạng thức DAO “nặng” nhất – phức tạp nhất – chính là các DAO tập trung vào nguồn vốn tài chính và quản trị hoạt động on-chain.

Xu hướng phát triển hiện nay của DAO là đi từ dạng thức DAO phức tạp, quản trị on-chain sang các DAO xã hội đơn giản, trở thành nền kinh tế số tinh gọn.

Các DAO hiện nay bắt đầu từ những cộng đồng, hội nhóm thảo luận bình thường, chứ không bắt buộc phải có cấu trúc blockchain.

Còn với những DAO tập trung vào nguồn lực tài chính, quy trình đang chuyển dần sang off-chain. Chẳng hạn như có một số hoạt động Grants không còn nhiều ràng buộc on-chain nữa, mà có thể cho phép thành viên chuyển tiền nhanh chóng hơn.

Sự dịch chuyển này cho thấy hoạt động gây quỹ có thể áp dụng cho toàn bộ cộng đồng, chứ không phải chỉ được quản trị bởi một nhóm thành viên cốt lõi.

Các công cụ thường dùng trong cộng đồng DAO

– Gnosis Safe: Ví multisig (ví đa chữ ký) dùng để quản lý nguồn quỹ cộng đồng. Ví này chỉ có thể dùng cho Ethereum và token ERC20.

– Snapshot: Nền tảng bỏ phiếu off-chain trong việc quản trị token của dự án. Trên Snapshot bạn sẽ tìm thấy không gian dành cho đề xuất của các dự án DeFi nổi bật hiện nay như Balancer, Bancor, Aavegotchi, The Graph,…

– Discourse: Đây là nền tảng diễn đàn thường được sử dụng để thảo luận về các đề xuất quản trị.

– Mirror: Tài trợ cho các sản phẩm sáng tạo thông qua quỹ cộng đồng được token hóa. Sau Medium, Substack thì [tên].mirror.xyz chính là nền tảng giúp người dùng sáng tạo nội dung đơn giản, dễ dùng.

– Tally: Dashboard giúp theo dõi các đề xuất quản trị on-chain. Trên Tally bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết của các đề xuất thuộc Gitcoin, Uniswap, Compound, Fei Protocol,…

Index là gì?

Index là chỉ số giúp khái quát hoá động thái tăng giảm, biến động của nhóm tài sản được đưa vào rổ theo dõi. Bên chứng khoán truyền thống thì nhiều anh em chắc đã quen với khái niệm VN-Index, quốc tế thì chúng ta có Dow Jones, S&P500,..

Chi tiết hơn, các tài sản trong rổ theo dõi của chỉ số sẽ có trọng số phần trăm (weight) của riêng mình, tuỳ thuộc vào sức ảnh hưởng của tài sản đó.

Các nhóm index trong thị trường tiền mã hoá?

Index trong thị trường tiền mã hoá thì vẫn sẽ vận hành cơ bản là giống các mô hình nói trên. Đối với thị trường crypto hiện tại, có thể chia ra thành 3 nhóm index chính:

Index phái sinh

Tức các chỉ báo được giao dịch sẽ được xem như một sản phẩm phái sinh. Ví dụ: EXCH-PERP, SECO trên sàn FTX. Anh em có thể tham khảo về nhóm sản phẩm dạng này trong bài viết dưới đây:

  • Yêu cầu tài sản bảo chứng: Hầu hết các sàn cung cấp chỉ số index này không công bố quá nhiều thông tin liên quan đến tài sản bảo chứng của họ cho các sản phẩm này. Do đó, người mua dạng sản phẩm index này hầu như sẽ có xu hướng lướt sóng để giảm thiểu rủi ro.
  • Lợi: Thanh khoản nhanh chóng, chi phí rẻ. Người dùng sẽ giao dịch giống với các sản phẩm phái sinh như futures hay option đang phổ biến trên thị trường.
  • Hại: Rủi ro bị thanh lý vị thế. Không có nhiều thông tin về tài sản bảo chứng cho chỉ số, thị trường dễ bị làm giá.

Index token hoá

Đây là các token đại diện cho nhóm chỉ số. Người mua token sẽ được xem như đã phân bổ danh mục theo tỷ trọng % mà Index token này quy định. Ví dụ có thể kể đến nhóm DPI và Metaverse Index của Coop Index hay Bankess DAO,..

>> Xem thêm: DeFiPulse Inde (DPI) là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về dự án DeFiPulse Inde và DPI token

  • Yêu cầu tài sản bảo chứng: Vì hầu hết các token này vận hành bởi các tổ chức tự quản lý (hay còn được biết đến với tên gọi DAO), nên họ sẽ phải công bố rõ ràng tài sản, tỷ trọng tài sản nắm giữ để bảo chứng cho token Index của mình.
  • Lợi: Minh bạch, có thể theo dõi các dữ liệu trên không gian blockchain. Người dữ token index này thậm chí còn có thể thế chấp trên các nền tảng lending, từ đó mint thêm stablecoin để tiếp tục giao dịch trong thị trường tiền mã hoá.
  • Hại: Phí giao dịch cao vì token được triển khai hầu hết trên Ethereum. Tài sản hỗ trợ trong chỉ số chưa được đa dạng.

Index quỹ

Người mua sẽ giao dịch các chứng chỉ với quỹ đầu tư, bản thân quỹ sẽ là người chịu trách nhiệm phân bổ lượng tiền huy động được vào các token. Ví dụ cho dạng này có thể kể đến như Grayscale DeFi Fund hay Bitwise Index,..

>> Xem thêm: Grayscale công bố kế hoạch triển khai quỹ đầu tư DeFi

  • Yêu cầu tài sản bảo chứng: Vì rằng buộc pháp lý, các quỹ sẽ phải công bố rõ ràng lượng tài sản bảo chứng trước khi công bố tỷ trọng của tài sản trong chỉ số.
  • Lợi: An toàn hơn về mặt đảm bảo pháp lý.
  • Hại: Không phù hợp với nhà đầu tư nhỏ lẻ, vì hầu hết các giao dịch thường ở kích thước lớn. Chi phí cho quản lý quỹ cao.

Công dụng của các sản phẩm index

Đầu tiên, dễ dàng nhận thấy là nó sẽ giải phóng thời gian rất nhiều cho các nhà đầu tư bận rộn. Thay vì phải tự đi tìm đọc và tìm kiếm các cơ hội đầu tư, họ có thể phân bổ tài sản vào các chỉ số.

Thứ hai, các chỉ số này mang lại nhiều thông tin tổng quan về thị trường. Lấy ví dụ, nếu quan tâm đến mảng altcoin nói chung, chúng ta sẽ theo dõi Altcoin Index. Đi sâu vào mảng altcoin chúng ta sẽ có Index cho nhóm DeFi. Hoặc nếu quan tâm đến biến động của mảng game, metaverse, chúng ta có thể theo dõi các sản phẩm Index về game. Sự thay đổi về giá của các index sẽ giúp chúng ta hình dung được tốt hơn về dòng tiền.

Chú thích: Tuy nhiên, để có được góc nhìn chính xác nhất từ các chỉ số, cần phải theo dõi tỷ trọng tài sản trong các chỉ số này để tránh bị đánh lừa bởi dữ liệu.

Vai trò cuối cùng sẽ là mang lại cầu nối vốn cho toàn thị trường tiền mã hoá. Rào cản đầu tư vào thị trường Crypto hiện vẫn là lớn đối với các dòng vốn truyền thống. Như đã đề cập ở trên, việc có một sản phẩm cầu nối như Index sẽ giúp dòng vốn đổ vào thị trường tiền mã hoá một cách dễ dàng hơn.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết về hệ sinh thái Ethereum

One thought on “Các thuật ngữ thường gặp ido bitdao dao oracle tvl index-Defi p4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *