Chỉ báo Bollinger Bands là gì, làm sao để sử dụng Bollinger Bands hiệu quả nhất

Bollinger Bands là gì?

Được phát triển bởi John Bollinger, Bollinger Bands® là 1 chỉ báo có cấu tạo bằng 3 dải băng, dựa trên công thức tính đường trung bình động giản đơn (SMA) từ đó xem xét mức độ biến động của giá cả. Độ biến động dựa trên độ lệch chuẩn, được thay đổi khi độ biến động tăng và giảm. Các dải tự động mở rộng khi biến động tăng và thu hẹp lại khi biến động giảm.

Bollinger Bands hoạt động như thế nào? 

Nếu công thức tính các chỉ báo khác thường sử dụng tỷ lệ phần trăm cố định thì dải Bollinger lại sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán.

Độ lệch chuẩn là công cụ thường được sử dụng trong thống kê nhằm tìm ra sự chênh lệch của một mẫu so với giá trị trung bình của chính nó.

Vì thế, để tính độ lệch chuẩn, trước hết cần phải có phương sai.

Phương sai được tính bằng:

Tổng bình phương mức chênh lệch giữa dữ liệu và trung bình động rồi chia tổng này cho N.

Căn bậc hai của phương sai là độ lệch chuẩn.

Để có hai hoặc ba độ lệch chuẩn, chỉ cần nhân hệ số đó với độ lệch chuẩn ban đầu.

John Bollinger đặt dải trên và dải dưới cách nhau hai độ lệch chuẩn để điều chỉnh tốt hơn cho sự biến động của thị trường. Nhờ vậy, dải Bollinger có sự thay đổi tương quan với độ lệch chuẩn của đường trung bình động, phản ứng nhanh hơn với thay đổi thị trường và có khả năng “bao hàm” toàn bộ giá tốt hơn.

Do đó, bất kỳ chuyển động giá nào cũng có khả năng nằm trong dải Bollinger. Bởi vì dải giữa được kẹp giữa dải trên và dải dưới, trông nó sẽ như thế bức tường bao vây.

Và vì gần như ôm trọn phạm vi biến động giá rộng nên chúng đặc biệt hữu ích để xác định xem một cổ phiếu đang bị mua quá mức hay bán quá mức.

  • Khi giá bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.
  • Khi giá bằng hoặc thấp hơn biên độ thấp hơn, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Trong trường hợp dải Bollingers được co hẹp hoặc mở rộng, chúng cho thấy các thông tin như sau:

  • Thay đổi về giá có xu hướng xảy ra sau khi biên độ thắt chặt và sự biến động giảm bớt.
  • Khi giá di chuyển ra ngoài dải, sau đó lại chui vào trong dải cho thấy xu hướng có thể sắp đảo chiều.

Công thức tính Bollinger Bands

Vì cấu tạo của Bollinger Bands gồm 3 dải nên công thức tính sẽ như sau:

  • Dải trên = SMA 20 ngày + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
  • Dải giữa = SMA (20)
  • Dải dưới = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

Nhìn công thức tính, có thể thấy chu kỳ 20 đã được chính ông Bollinger sử dụng nhằm tối ưu hoá cho dải Bollinger.

Sở dĩ là SMA20 bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng 2 tuần.

Hướng dẫn giao dịch với Bollinger Bands

Phương pháp giao dịch phổ biến mà nhiều trader hay áp dụng nhất đó chính là giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai. Ngoài ra cha đẻ của chỉ báo đồng thời cũng là 1 trader chuyên phân tích trên CNBC có gợi ý rằng nên kết hợp Bollinger Bands và RSI. Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn các cách giao dịch với Bollinger Bands sao cho hiệu quả nhất nhé.

  • Giao dịch Bollinger Bands dựa trên 2 dải băng
  • Giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai
  • Giao dịch Bollinger Bands với các chỉ báo khác

Giao dịch Bollinger Bands khi giá chạm dải băng trên và dải băng dưới

Đây có thể xem là cách đơn giản nhất, do giá dao động quanh 2 dải gồm dải trên và dải dưới nên công thức giao dịch sẽ chỉ là:

+Lệnh mua (Buy): Chúng ta Buy khi giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.

+ Lệnh bán (Sell): Chúng ta Sell khi giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.

Thực tế chúng tôi vẫn luôn khuyên bạn không nên vào lệnh giao dịch mua hay bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, vì như thế rất mạo hiểm.

Tuy nhiên, nếu thị trường đang trong trạng thái sideway, cứ lật lên lật xuống thì phương pháp này lại vô cùng khả thi.

Giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai

Từ cấu tạo của Bollinger Bands với mục đích chính là làm sao có thể ôm trọn toàn bộ diễn tiến của hành động giá, tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng 1 màu như vậy. Mà chúng luôn luôn biến động, theo John Bollinger, các giai đoạn có độ biến động thấp thường diễn ra ngay sau các giai đoạn có độ biến động cao.

Do đó, sự co lại hoặc thu hẹp của các dải có thể báo trước một sự tăng hoặc giảm đáng kể. Khi trò chơi ép giá được bắt đầu, sự phá vỡ dải tiếp theo báo hiệu thị trường chuẩn bị thiết lập 1 trật tự mới.

  • Một đợt tăng mới bắt đầu bằng một đợt co bóp lại, sau đó phá vỡ giá ở dải trên.
  • Một đợt giảm mới bắt đầu bằng một đợt siết và sau đó phá vỡ giá ở dải dưới.

Rõ ràng tại vùng tôi khoanh đã tạo ra 1 nút thắt do chúng có biên độ hẹp hơn rất nhiều so với phần trước hoặc phần sau.

Vì thế, khi giá bắt đầu phá vỡ cứ men theo đường băng dưới rồi rơi luôn vào không trung, bằng chứng là vàng đã giảm cực mạnh.

Các bạn cũng để ý dải ở giữa khi tôi khoanh nó chính là SMA20 hay đường trung bình động giản đơn. Mặc dù nếu so với EMA thì độ trễ của SMA khá lớn và không mượt bằng, tuy nhiên chúng vẫn là công cụ dùng để tìm kiếm xu hướng, đặc biệt SMA có ưu điểm là trong 1 thị trường không rõ xu hướng chúng sẽ phản ứng nhanh nhạy hơn so với EMA.

Tôi nghĩ cũng vì lí do này mà Bollinger mới sử dụng SMA để tính toán, thay vì EMA. Bởi vì vẫn ở ví dụ tôi đưa trên các giai đoạn nút thắt cổ chai, ngoài việc báo hiệu cho trader biết được rằng khả năng giá sẽ chuẩn bị có những hành động mới, thì chính bản thân những thời điểm này giá rất hay rơi vào trạng thái sideway, và việc sử dụng SMA để tìm kiếm xu hướng những lúc như thế này là “chuẩn bài”.

Nên, hãy để ý vào hình ảnh trên, rõ ràng toàn bộ các cây H1 đều nằm dưới SMA20, cho nên sau khi giai đoạn nút thắt cổ chai kết thúc thì vàng cũng giảm mạnh là vì vậy.

Chính vì thế, khi giao dịch với Bollinger Bands, bạn đừng quên đường SMA nằm giữa, chúng sẽ chính là công cụ dùng để xác định xu hướng rõ ràng nhất, kết hợp với nút thắt cổ chai, bạn sẽ dễ dàng phán đoán được giá sẽ chuẩn bị tăng hoặc giảm một cách dễ dàng hơn.

LƯU Ý: Đầu giả (The Head Fake)

Trong cuốn sách của mình, Bollinger on Bollinger Bands, John Bollinger khuyên các trader nên cẩn thận với “đầu giả”. Điều này xảy ra khi giá phá vỡ một biên độ, sau đó đột ngột đảo chiều và di chuyển theo hướng khác, tương tự như bẫy giá.

Đầu giả tăng khi Bollinger Bands co lại và giá vượt lên trên dải trên. Tín hiệu tăng giá này không kéo dài vì giá nhanh chóng di chuyển trở lại bên dưới dải trên và tiến hành phá vỡ dải dưới. Đầu giảm giá giả bắt đầu khi dải Bollinger Bands co lại và giá phá vỡ dưới dải dưới. Tín hiệu giảm giá này không tồn tại lâu vì giá nhanh chóng di chuyển trở lại phía trên dải dưới và tiếp tục phá vỡ dải trên.

Kết hợp Bollinger Bands cùng chỉ báo khác

Bollinger Bands kết hợp RSI

Đây là phương án giao dịch được chính ông Bollinger gợi ý, về RSI các bạn có thể xem hoặc đọc bài viết của tôi ở đây:

Về cơ bản, RSI thuộc nhóm chỉ báo dao động, nên chúng sẽ thông báo cho trader biết các vùng quá bán (dưới 30) và quá mua (lớn hơn 70) hay cũng chính là các giai đoạn hội tụ hoặc phân kỳ để xem xét vào lệnh.

Nhìn vào hình ảnh phía trên có thể thấy RSI đã nằm dưới 30 đồng nghĩa vàng đã rơi vào trạng thái quá bán dưới 30. Đồng thời, đúng vào lúc này trên biểu đồ giá, tại khung ngày vàng cũng hình thành 1 cây nến đảo chiều Doji.

Chính vì có 2 yếu tố: quá bán & nến doji nên sau đà giảm

Giao dịch BB kết hợp RSI theo hướng phân kỳ hoặc hội tụ

Phân kỳ và hội tụ cũng là phần chúng tôi đề cập rất nhiều lần, khi xuất hiện phân kỳ hay hội tụ đồng nghĩa phe áp đảo không còn hứng thú đối với việc đẩy giá lên cao (phe mua) hay đẩy giá xuống thấp nữa.

Tuy nhiên việc tạo ra phân kỳ hay hội tụ chỉ cho thấy 1 trong 2 phe không còn mặn mà chứ không phải cứ thấy phân kỳ hay hội tụ là giá sẽ đảo chiều. Vì thế, cần phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác nữa, để hạn chế rủi ro khi giao dịch forex, bạn nhé.

Nhìn hình ảnh trên các bạn có thể thấy RSI tạo ra phân kỳ đồng thời đúng lúc này giá cũng đã chạm lên phần biên trên của dải BB. Chính vì thế, vàng đã giảm mạnh cũng là điều hoàn toàn lí giải được. Các bạn có thể đặt cắt lỗ nằm phía trên dải băng 1 chút, bạn nhé.

Kết hợp Bollinger Bands cũng các mô hình nến đảo chiều

Đây là phương thức vô cùng quen thuộc với nhiều trader, như ví dụ bên dưới, sau 1 đà tăng giá không chỉ chạm dải băng trên mà còn hình thành 2 cây doji, nên sau đó vàng đã giảm cực mạnh.

Kết hợp Bollinger Bands với mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy

Với các trader mới sẽ rất khó nhìn ra dạng mô hình 2 đỉnh, 2 đáy nên 1 mẹo đơn giản là bạn chuyển biểu đồ nến Nhật sang biểu đồ đường:

Bạn sẽ thấy mô hình hiển thị rất rõ nét, không còn khó xác định như biểu đồ nến Nhật, đúng không? Sau khi hình thành mô hình 2 đỉnh, giá phá vỡ qua đường Neckline đã giảm rất mạnh.

Nếu mô hình chữ M tượng trưng cho mô hình 2 đỉnh thì mô hình chữ W sẽ tượng trưng cho mô 2 đáy:

Ở ví dụ phía trên ngoài mô hình 2 đáy hay chữ W ra, giá còn nằm trên đường SMA 20, thế nên sau khi giá phá vỡ khỏi đường neckline giá đã tăng rất mạnh.

Trên đây là chỉ báo Bolingerbands và một số kết hợp với các chỉ báo khác trong phân tích kỹ thuật, công cụ này rất hiệu quả nhưng để đưa ra quyết định cần kết hợp nhiều chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *